Loài người và quần áo

Tặng tác giả Mặc cảm của Đ., tặng Trà, tặng tập thể làm chương trình RCV của VTV3… Time changes so lives change!! Đặc biệt tặng cho những anh chàng bảo vệ tội nghiệp ở chương trình Rung Chuông Vàng tại Đại học Huế, những người đã tạo cảm hứng cho tôi ở tác phẩm này!

  • Vì sao con người phải mang áo quần?

Đó là câu hỏi của một ông thầy trẻ hỏi An, khốn nỗi cô chẳng thể trả lời được, không phải là vì cô không có lý do để trả lời mà là vì có quá nhiều lý do để chọn lựa. Khó khăn của An là điều vô cùng dễ hiểu, khi bước trên một con đường lạ lẫm và con đường không có lối rẽ – ta đi thật dễ, nhưng khi con đường của chúng ta có quá nhiều nhánh để tạt ngang, ta cảm thấy băn khoăn và bối rối. Cô cũng đã từng có cảm giác như vậy khi lựa chọn yêu hoặc không yêu một ai đó. Đơn giản là vì cô có quá nhiều sự lựa chọn cho quyết định của cuộc đời mình. Giống như khi chọn một loại café để uống trong một siêu thị, ta hoa mắt, chóng mặt vì chả biết nên chọn loại café nào, có một cách đơn giản, không tốn kém lắm đó là cứ thử từng loại một, tuần này qua tuần khác; chỉ khổ cho mỗi cái cổ họng vì thử những thứ không đáng thử.

An đem câu hỏi này về thắc mắc với Huynh, anh cũng tỏ vẻ băn khoăn, nhưng anh có quyết định khá nhanh:

  • Về phương diện sinh học, em thấy đấy, con người đã sử dụng áo quần để giữ ấm hoặc làm mình ấm hơn, và như thế họ sẽ qua được những mùa đông giá rét. Đám lông vượn (giống như lông khỉ ấy) sẽ từ từ biến mất bởi tự thân chúng nó cảm nhận được sự thừa thải của bản thân. Vạn vật đều như vậy, khi không ai cần chúng, chúng sẽ tự tiêu hủy đi. Thế gian vẫn còn sự bất công, vẫn còn nghèo đói, vẫn còn đó những kẻ đôi khi hớ hênh thế nên vẫn còn kẻ cắp. Thật buồn, có những thứ người ta vẫn cần mà lại mất đi.
  • Thế sao chúng vẫn còn có những chỗ còn lông đấy thôi?

An nheo mắt cười tinh nghịch, cô biết cấu hỏi này khá khó đối với Huynh, vẫn không phải vì lý do anh không đủ thông minh để có thể trả lời, mà cấu hỏi này hơi tế nhị chút ít, một câu hỏi đùa khá khiếm nhã nhưng lại rất phù hợp với những kẻ đang yêu.

Huynh cười, cái nụ cười tinh quái của một kẻ phát hiện ra có kẻ đang tinh quái với chính mình, anh hỏi vặt lại:

  • Em nghĩ sao nếu người ta đội mũ bảo hiểm suốt cả ngày?
  • Ơ…
  • Thì người ta sẽ trọc đầu hết cả, vì cần quái gì tóc nữa, ha ha…

An ngơ ngác một chút, rồi mặt đỏ lựng lên và tủm tỉm:

  • Thế còn ở nách và … bẹn và cả lông chân nữa?
  • Ơ em buồn cười chưa, anh nghĩ em biết đấy chứ. Đơn giản thôi, chỗ nào ma sát nhiều, chổ ấy lông phải mọc thôi.

Huynh cười một cách khoái trá trước khuôn mặt đỏ bừng của An, trong cô đẹp hơn cả những lúc bình thường. Té ra, bối rối, có thể cả chút suy nghĩ dục tính sẽ làm cho người ta trở nên đẹp hơn và hấp dẫn hơn.

Tới đây tác giả xin dành một chút chú ý của độc giả để nhắc quý vị rằng câu chuyện này không để dành cho những kẻ muốn hiều biết về tình yêu, hoặc là những kẻ đam mêm dục tính truyện (không phải truyện cấp 3 đâu đấy). Nhưng có lẽ câu hỏi “tại sao người ta phải mặc áo?” là câu hỏi hay nhất và thú vị nhất mà An và Huynh gặp phải.

Hai mươi năm sau, Huynh trở thành một tài phiệt cỡ bự, nghĩa là anh từ một anh nhân viên bình thường đã trở thành một giám đốc của cả một tập đoàn bự, từ sự bực tức vì sao mình cho mình giỏi mà lại nghèo, anh đã trở thành một kẻ đầu cơ tài chính, một tay buôn thứ thiệt, một kẻ săn đầu người và đôi khi là gã lừa đảo nữa. Anh bận rộn hơn cho việc giao tiếp, anh khi nào cũng trong một bộ vét lịch lãm tại một hội nghị hoặc một nhà hàng sang trọng. Càng giàu có, càng nổi tiếng anh càng nghĩ mình là một minh tinh, nghĩa là đi đến đâu ai cũng biết, đi đến bất cứ nơi nào ai cũng phải cúi chào. Cơ thể anh còn đắt giá hơn cả một khối vàng, nghĩa là một mỗi cái lông chân của anh là một cọng vàng. Anh là sự mong muốn – mơ ước của mọi người. Kẻ đứng sau lưng của thủ tướng cơ mà!

An vẫn là người tình của Huynh, cưới rồi, nhưng vẫn là người tình. Huynh xem vợ như là người tình và xem người tình là vợ. Anh bảo người yêu, người tình và vợ luôn luôn phải được đối xử công bằng với nhau, nếu chia người tình và vợ ra thành hai người thì e rằng sự công bằng không còn nữa, “bởi vậy em mãi là người tình của anh”.

An rất yêu Huynh, nếu không nói là ngưỡng mộ. Đối với An, Huynh là tất cả, đối với Huynh, anh là tất cả với mọi người. Anh không mê những chiếc xe sang trọng nhưng anh vẫn mua những chiếc xe sang trọng nhất, anh thích những món ăn bình dân nhưng lại thưởng thức tại những nhà hang năm sau. Anh ý thức được vai trò và sự cao lớn của bản thân. Huynh là một gã khổng lồ đúng nghĩa.

Một hôm An thủ thỉ với anh

  • Anh yêu, em mới nghĩ ra một trò, anh hãy thử lánh mặt một thời gian để xem thiên hạ như thế nào.

Hay, một ý kiến rất hay, với Huynh, anh biết rằng người ta rất cần mình nhưng anh hoàn toàn chưa trải nghiệm cái cảm giác của mọi người khi người ta thiếu mình. Anh sẽ mất tích, đúng vậy, mất tích nhưng phải làm sao công việc vẫn phải duy trì, hợp đồng vẫn phải được ký kết và năm mươi ngàn nhân viên kia vẫn phải làm việc đều đặn. Chao ôi, có một kết quả mà không nói anh cũng biết trước, nghĩa là bộ máy vẫn chạy mà thiếu anh, nghĩa là mọi thứ vẫn tốt đẹp vẫn thiếu anh, thế giới vẫn tiếp diễn nếu anh anh có chết đi, thực ra thế giới có thể sẽ khác nếu anh vẫn còn tồn tại chứ không phải thế giới sẽ khủng hoảng nếu thiếu vắng anh. Phép thử của An sẽ không hoàn hảo nếu chỉ có sự biến mất của anh, phải có một thứ gì đó thêm thắt vào, làm sao cho mọi chuyện thú vị hơn.

A phải rồi, anh nên có một kẻ đóng thế, kẻ đó không cần phải giống anh nhưng sẽ làm công việc của anh. Anh sẽ chỉ đạo quay hết tất cả, toàn bộ cuộc sống của kẻ đó, những buổi làm việc ký hợp đồng, những buổi tiệc với thủ tướng và nội các. Hay! Thật hay! Anh sẽ làm một cú lừa ngoạn mục đối với tất cả mọi người, anh sẽ biến mọi người thành những con lừa tội nghiệp. Ha ha ha… Be be be…

Chỉ tại anh không biết lừa kêu thế nào, đành phải kêu bằng tiếng con dê thôi. Câu chuyện của anh cũng vậy, sẽ không biết kết thúc và hậu quả như thế nào, nhưng cứ tưởng tượng ra những điều vui vẻ đã. Hãy tưởng tượng và tận hưởng nó, chả thế mà người ta dù già vẫn thích xem hoạt hình. Ôi thế giới tưởng tượng! Thế mà, vẫn có những thứ trí tưởng tượng chả làm ra được…

Nhân vật chính của sự kiện náo động đây rồi, một anh chàng đã từng rất giàu nhưng không biết kinh doanh, tiêu xài hoang phí và phải đi đứng đường theo đúng nghĩa bóng của nó. Đây là một nhân vật không cần huấn luyện quá nhiều về cách đi đứng – ăn mặc, chỉ cần huấn luyện hắn cách làm theo cái nhìn của kẻ khác, gật đầu khi có ánh mắt bảo gật đầu, đồng ý khi có ánh mặt yêu cầu đồng ý và sẽ bắt tay chúc mừng nếu có tín hiệu bảo phải chúc mừng. Và tất nhiên gã Đôny Trí đó sẽ phải ký một hợp đồng dài khoảng 100 trang mà Huynh và các đồng sự dày công biên soạn. Nghĩa là Huynh đã lường trước đến mọi chuyện và khi cần anh sẽ ngồi lại vào cái ngai vàng của mình mà chẳng phải lo gì hết. Và Đôny Trí kẻ may mắn (có lẽ vậy) sẽ sung sướng với cái hợp đồng này và đủ thông minh (dù rất kém trí tuệ trong kinh doanh) để hiểu rằng Huynh là một quyền lực, một ông trùm thứ thiệt. Số tiền hợp đồng dành cho hắn đủ để hắn tiêu xài phung phí cả cuộc đời như hắn “đã” tiêu xài.

Báo chí đồng loạt đưa tin về sự biến mất của Huynh, báo chí mù tịt thông tin và tạo ra mọi thứ tin lá cải, tin vịt, tin voi, họ còn dám nghĩ Huynh sợ rơi vào vòng lao lý nên phải bỏ trốn (nghĩa là buôn gian bán lận gì đó, nghĩa là sắp phá sản). Cổ phiếu của Huynh có rơi chút ít, nhưng rồi lại cứ bình thường vì Huynh đã rất thông minh chuẩn bị sẵn cho mọi tình huống, công ty của Huynh vẫn sử dụng tiền lãi ngân hàng trong cái quỹ vì người nghèo mà anh đã vận động các nhà tài phiệt bỏ vào (anh cũng có bỏ vào chút ít) để hỗ trợ cho những nơi bị bão lụt. Công ty cũng tiếp tục khánh thành hàng loạt siêu thị, nhà máy trên khắp đất nước. Cũng bởi thế mà có người đã từng nói đùa, đây là đế chế của Huynh, dù rằng Huynh chả bao giờ bày tỏ cái thế mạnh chính trị của mình cả.

Đôny Trí đã được toàn công ty bầu lên chức CEO, Đôny đã nghiễm nhiên trở thành một ông tổng giám đốc quyền lực (ít nhất là gần như tất cả mọi người đã nghĩ như thế). Anh ta diễn rất đạt nhưng gì người ta giao cho, anh ta cười sang sảng như một bậc trượng phu, anh ta ký hợp đồng bằng một chữ ký sắc nét và đanh gọn, cái chữ kỹ mà anh rất quen khi tiêu hết tiền của mình vào những tấm séc anh ta đã chi cho mua sắm, gái góc và những dịch vụ mà người ta phải tưởng tượng khá nhiều để đặt cho nó những cái tên rất mỹ miều. Đôny Trí bây giờ và trong thời gian tới sẽ và VIP. Người ta dần ít nhắc đến Huynh và cái biết thự với người vợ xinh đẹp cùa anh. Người ta đang nhắc tới Đôny Trí với kẻ không nhà giàu có nhất, luôn trú ngụ ở những khách sạn năm sao, luôn típ cho những cô bồi bàn những món tiền mà một anh kiến trúc sư tài năng cũng phải giật mình thảng thốt và tất nhiên sẽ rất thèm thuồng nữa. Và ngạc nhiên hơn, Đôny Trí còn nổi tiếng hơn cả Huynh, vì người ta chẳng biết Huynh tài thế nào để có thể xây dựng nên một cơ nghiệp, nhưng người ta thống khoái khi thấy một người nổi tiếng biết ăn chơi, cũng như đã từng thấy Paris Hilton cởi truồng như thế nào dù ngực cô ấy bé như hột đậu và đôi khi chả hơn mấy bà vợ đang nằm đợi ở nhà. Nhưng đúng như thứ mà anh biết, cái hột đậu trên cơ thể người nổi tiếng sẽ giá trị hơn hẳn một cặp vú đẹp của một cô nàng dễ thương nào đó. Và rõ ràng, dù diễn viên phim cấp 3 rất đẹp nhưng vẫn chẳng bằng một diễn viên tiếng tăm nào đấy cho dù cô ấy chỉ khoe mỗi sợi lông ở bẹn của mình.

Thông thường, Huynh đi xem rạp hát chả cần vé vì rạp hát nào cũng có cổ phần của anh, mà cũng có thể nó là của anh mà anh không biết. Hôm nay anh đi chiếc Porsche màu vàng, anh tự lái, rất nhanh và điêu luyện, phanh kít trước nhà hát lớn thành phố, định bước xuống và đi thẳng vào rạp nhưng anh chợt nhớ ra điều gì đó, à, phải đem xe đi cất nếu không muốn bị kêu là khùng và dây với công an (dù anh giải quyết rất dễ), nhưng trong cái thân phận bí – mật này, anh phải thực hành như một công dân bình thường, nghĩa là đưa xe vào bến đậu, đi vào mua một chiếc vé và sắp hàng chứ không đi vào cổng VIP như mọi khi. Anh mua vé xong, đang sắp hàng, tự nhiên có ý định đi thử vào cổng VIP, anh ung dung tiến vào và đinh ninh người bảo về kia sẽ nhận ra mình và sẽ ngạc nhiên chút ít vì anh vẫn còn sống. Nhưng…

  • Anh kia, không được đi vào cổng này!
  • Tôi là…
  • Không tôi ta gì ở đây hết!
  • Tôi là VIP.
  • Đ.m. VIP cái chó gì mày, lắm tiền tưởng bở, VIP gì mà không có vệ sĩ, không ai hộ tống, có mà giàu có học đòi, biến…

Ôi chao, hơn hai mươi năm rồi anh mới nghe tiếng chửi thề tiếng Việt, môi trường anh sống trong không một hạt bụi, có đôi lúc anh vẫn nghe tiếng chửi thề nhưng ở trong phim cơ, phim Mỹ đấy, cái nơi mà văn hóa chửi thế và văn hóa súng ống vẫn đang thống trị.

  • Xin lỗi anh bảo vệ, em đi. SHIT! SON OF THE BITCH! FUCKING ASSHOLE! DAMN YOU!
  • Đ.m tao đập chết mẹ mày, mày biết tao không biết tiếng anh nên chửi tao hả. Ủa, xin lỗi các anh, xin lỗi sếp C., mời các anh vào, em bị thằng chó đó quậy nên không để ý. Xin lỗi anh.

Hắn cúi rạp người chào ông C. một người đã từng ký với Huynh hơn hai mươi cái hợp đồng. Sếp C. thoáng nhìn qua anh chàng Huynh chó đểu đằng kia rồi ngẩng đầu thật cao thong thả bước vào. Có thể sếp C. thật đường hoàng đĩnh đạc, nhưng cũng có thể tại đầu ông ngẩng cao quá nên phải đi thậm chậm để chẳng bao giờ phải vấp ngã.

A! Té ra đến cả ông C cũng chả nhận ra mình! Huynh vừa nghĩ vừa lủi đi thật thanh nếu không muốn thằng cha bảo vệ kia táng một dùi cui vào đầu. Vừa chạy anh vừa cười, té ra một chủ tịch tập đoàn như anh cũng có những lúc láo lếu như vậy. Oa! Đằng xa kia, ở cổng VIP là Đôny Trí, anh ta đang đi vào, hào nhoáng, hai bên là bốn cô nàng bảo vệ xinh không thể tưởng. Các cô ấy đi xem hát buổi đêm, trời se se lạnh như mang hai mảnh bé xíu, cái áo bikini kia chỉ đủ để che mỗi hai cái núm vú trên bộ ngực đồ sộ mà thôi. Ngoáy… ngoáy… ngoáy…, nhịp nhàng không thể tả và xen vào đó là bốp… bốp… bốp … Đôny Trí như tay trống điêu luyện vỗ từng nhịp vừa đủ để chiếc mông của một trong bốn cô nàng kếu rõ to rồi nuốt cả bàn tay của Đôny vào trong. Khoái quá nhỉ?

  • Hello Mr. bảo vệ! Boa cho anh đây!

Roẹt, cả nắm tiền bay lên không trung, bùng ra, rơi lả tả, những tờ tiền như những chiếc lá, gió thổi bay tứ tung. Tay bảo vệ như đứa trẻ con, chạy, nhảy, cúi, gập mình để lượm cho bằng hết, nhưng tiền nhiều quá cứ bay khắp nơi. Thế là khách xem hát cũng chạy, cũng nhảy, cũng lượm. Đôny cười khanh khách, khoái trá. Bất chợt hắn dừng cười, ngạc nhiên vì có hai bố con đứng yên không lượm, xa xa kia là một anh chàng trông có vẻ trí thức (Huynh đó) và một ông già vẫn dửng dưng với mớ tiền bay. Một chút lặng và lại cười, một nụ cười còn thống khoái hơn trước đó, cứ như một thằng may mắn vớ được vợ của người khác “ĐIÊN!”, hắn nói to rồi vội vã đi vào, đằng sau có tiếng bảo vệ “Anh vào nhanh đi, ca sĩ Mỹ Thơ đang đợi anh đấy, cô ấy HOT lắm, HÓT lắm….”

Chả cần phải tưởng tượng, Huynh cũng biết rằng cô Mỹ Thơ gì đó trước lúc hát sẽ cởi tuột áo quần phủ lên mình thằng Đôny, miệng dưới sẽ hát trước và miệng trên sẽ hát sau. Có khi cũng miệng trên chả cần hát vì đã có công nghệ Lip-sync rồi. Quan trọng là phải làm hài lòng ngài Đôny vì ngài sẽ làm cho cô thêm nổi tiếng, cho dù con giống của ngài đã suy yếu từ lâu vì ăn chơi quá độ. Mà cô có mất gì đâu, “trinh” đã mất lâu rồi, “tiết” thì đi theo với “trinh”, còn những thứ khác thì không đáng kể nữa.

Huynh biết rằng “trinh tiết” chỉ để nói tới cái nơ bóc một mòn quà mà ai đó mới được tặng. Cái cảm giác run run mở quà cũng y hệt với cảm giác thấy được một chút “tiết” còn “trinh”. Trinh tiết đã biến phụ nữ thành quà cáp, thành đồ vật… Huynh chả nhớ được anh đã lấy “trinh tiết” của An như thế nào, hoặc có thể cũng chả phải là anh lấy, nhưng anh biết có một điều đơn giản, An là người vợ, là người yêu của mình, thế là đủ. Mà vợ và người yêu thì không thể sử dụng chiếc nơ buộc quà để dán lên.

Anh quyết định không xem hát nữa, anh trở về và quyết định ngừng lại và hạ màn tấn kịch. Bởi theo một cách nào đó anh đã có câu trả lời của chính mình cho câu hỏi “vì sao người ta cần phải mang quần áo?” của vợ mình rồi. Té ra bấy lâu nay anh cũng thích mang quần áo và đôi khi là “nô lệ” của quần áo. Có thể ngày mai anh sẽ đi bộ đi làm, có thể anh sẽ đi xe mô tô, có thể anh sẽ đi trên chiếc Rolls & Royce đẹp đẽ của mình. Nhưng, quần áo của anh đã trở về với đúng ý nghĩa của nó.

“Ôi cô vợ yêu quý nhất của đời tôi!”

Sau đó mấy hôm, người ta đã đăng một bài báo trên đó có bức ảnh Đôny Trí bị cha bảo vệ quất một đùi cui đến tẹt mũi, máu me tòe loe, rồi có tin cô ca sỹ Mỹ Thơ đã lén lút đi phá cái thai oan nghiệt của mình.

Chao ôi! Ác giả, ác báo, nhưng ác lại báo lên cái thân thể chưa kịp thành hình mới đau…

Huế, 2007