Và tôi cũng hiểu tại sao các nhà sư không nên lấy vợ, vì sao các nhà sư phải cạo đầu, tại vì sao các nhà sư phải ăn chay và niệm phật. Bởi vì họ phải rèn luyện để giữ tâm tĩnh, giữ chánh niệm, bỏ mọi thứ sân si khỏi đầu, và giảm dần số lượng những thứ cần buông bỏ, và một ngày đẹp trời, họ có thể tha thứ cho tất cả, không còn quyến luyến với bất cứ điều gì, họ sẽ đắc đạo.
Anger makes you smaller, while forgiveness forces you to grow beyond what you were (Cherie Carter-Scott)
Tôi dạo này thường hay suy nghĩ về bản thân của mình hơn!
Tôi thường suy nghĩ về mình, về trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội; nhưng xem ra những nỗ lực của tôi chưa đủ. Tôi có thể đã cố gắng nhiều, nhưng phần lớn mọi người chưa hài lòng, thực sự tôi đang rơi một vòng luẩn quẩn mà không thể thoát ra được. Tôi giống như một đứa trẻ đang nhìn một mớ bài tập từ tiếng Anh, tiếng Việt cho đến Toán và không biết nên làm bài nào trước, và không biết nên ưu tiên cho thứ gì.
Thực ra, tôi biết, với nhiều người, để làm tốt mọi điều là không khó, nhưng với tôi, quả thật là rất khó, nó khó đến nổi nhiều lúc tôi muốn buông tay và giấu mình đi, chỉ để không phải luôn đặt câu hỏi phải làm gì trước, và nên đầu tư vào cái gì. Không phải tôi không biết các quy tắc về quản lý thời gian, không phải là tôi không biết thế nào là mục đích dài hạn và ngắn hạn, không phải tôi không biết cái gì quan trọng hơn cái gì, hoặc ai quan trọng hơn ai, nhưng, tôi đã không thực sự buông bỏ được điều gì. Và chính điều đó làm tôi rối loạn, mệt mỏi, và đôi lúc chán nản.
Nếu bạn là một nhà sư, bạn gặp một cô gái cần bạn cõng qua để vượt sông, bạn sẽ cõng qua, câu hỏi là có tội hay vô tội? Nếu bạn không tơ tưởng tình cảm trai gái, bạn là phật, nếu bạn có, thì bạn đang phạm giới luật, nếu bạn không cõng qua, bạn biết mình đang vọng tưởng đến sắc giới, và bạn chưa thể buông bỏ, nhưng bạn sợ mình sẽ bị vấy bẩn, nên bạn bỏ mặc cô gái đáng thương kia. Khó hay dễ hả bạn?
Tôi hiểu cái triết lý buông bỏ, tôi hiểu sức mạnh tinh thần mình đạt được khi mình thực sự tập trung và quyết tâm. Vậy tại sao tôi lại đa đoan? Tại sao tôi lại phải suy nghĩ, phải tính toán thiệt hơn, và phải lo lắng để làm sao không ai có thể trách cứ tôi, hoặc phải đau buồn. Tôi đã biết mình không thể nào hoàn hảo,tại sao tôi phải cố? Tại sao?
Tại sao tôi lại phải cứ như thế này, cứ cố làm hài lòng tất cả để rồi tự mình đớn đau? Tại sao tôi phải cố nghiên cứu tất cả các công nghệ mà khách hàng muốn để rồi mình “bá nghệ bá tri” rồi trở thành một anh chàng “bá láp”?
Phải rồi, phải tập để buông bỏ, bỏ hết những tạp niệm, những thứ tưởng như rất hay ho nhưng nó chỉ là phù du, những tác động từ bên ngoài, những lời ngọt ngào hoặc man trá, hoặc ác độc, bỏ hết,cởi hết, để chỉ còn tôi, một thằng đàn ông trần truồng, tôi tự nhìn tôi, và tôi sẽ có câu trả lời của chính mình, không phải là những quy tắc ứng xử (lễ) của xã hội này, không phải từ những lập luận về học thuật hoặc về cuộc đời của người khác, để rồi tự mình nhìn ra mình, tự mình quyết định vận mệnh của mình, tự mình định đoạt tương lai của mình, và chỉ sống đơn giản như cây cỏ ở ngoài kia, nảy mầm, vươn lên, rồi chết đi, chỉ đơn giản vậy thôi…
Mấy hôm nay tôi thường suy nghĩ về những điều nhà Phật thường nói, và tôi thấy thực sự nó giúp cho tôi bình ổn hơn, tôi thấy mình bắt đầu biết suy nghĩ, hướng vào nội tại của mình để giải quyết mọi sự, biết tha thứ và biết bỏ qua những thứ rối ren bên ngoài. Nhưng tôi cũng biết còn lâu mình mới là nhà sư, mặc dù tôi hoàn toàn có thể làm như vậy, tôi nghĩ mình cũng sẽ không tệ trong việc thiền định, và đôi khi tôi có thể làm tốt hơn cho cuộc đời, nhưng lúc này thì chưa, bởi tôi chưa thể buông bỏ, bởi tôi còn chút trách nhiệm với hồng trần, và tôi phải còn chịu nhiều thương đau, để tự mình hiểu ra mình và không còn ưu phiền nữa.
Không còn ưu phiền nữa!
Sẽ có một ngày như thế, một ngày không xa nữa!
Và tôi cũng hiểu tại sao các nhà sư không nên lấy vợ, vì sao các nhà sư phải cạo đầu, tại vì sao các nhà sư phải ăn chay và niệm phật. Bởi vì họ phải rèn luyện để giữ tâm tĩnh, giữ chánh niệm, bỏ mọi thứ sân si khỏi đầu, và giảm dần số lượng những thứ cần buông bỏ, và một ngày đẹp trời, họ có thể tha thứ cho tất cả, không còn quyến luyến với bất cứ điều gì, họ sẽ đắc đạo. Đắc đạo chỉ đơn giản là đạt đến cái trạng thái tinh thần đó, khi mà mọi thứ, đớn đau, cực khổ, sung sướng, mệt mỏi, ăn ngon, ăn dỡ..v.v đều thành không. Đến trạng thái như là “Đạo” của Lão Tử, và đó chính thức sự hiểu mình, hiểu đời, hiểu vũ trụ. Còn gì hơn thế nữa chăng?
Buông tay đi.. what you were.