Mình đã từng thầm nghĩ trong đầu rằng nếu có nhiều tiền mình sẽ nghỉ việc và đi học cho tới nơi ngành tâm lý để có thể tự chữa trị cho bản thân và giúp được cho người khác. Cơ mà, không đi làm thì không có tiền, mà đi làm thì không còn giờ để đi học. Thế nên, cách tốt nhất vẫn là dành mỗi ngày một ít thời gian cho chủ đề này.
Mình giúp được nhiều người vượt qua nỗi khổ đau của họ, nhưng bản thân mình vẫn chưa vượt qua được hết mọi khổ đau của chính mình. Có điều, nhờ hiểu bản thân hơn, mình cũng hiểu và có sự đồng cảm với mọi người hơn, và nhờ đó có thể giúp được nhiều người có những vấn đề tương tự.
Bản thân mình cũng có nhiều vấn đề về sức khỏe tinh thân (mental health), mình thường bị và bị chứng “compulsive buying disorder” (bệnh mua sắm quá đà), và bản thân cũng phải tìm cách tự khắc phục. Mình có thể sống yên ổn được và không bị trầm cảm, nhưng bệnh nghiện mua sắm vẫn chưa giải quyết được. Tự nhận thức được mình có vấn đề chỉ là bước khởi đầu, khắc phục nó là câu chuyện lâu dài và cần rất nhiều sự nỗ lực.
Mình mua sắm quá đà chủ yếu là để quên đi những khó khăn, hoặc nỗi đau chưa thể chữa lành trong cuộc sống, nhưng mình cũng hiểu rằng mua sắm không làm cho tình hình tốt hơn. Nhưng khi đã nghiện rồi, không dễ để bạn quay đầu (dù biết quay đầu là bờ). Ai nghiện thuốc lá cũng nhận ra vấn đề của họ, nhưng hiếm người bỏ được. Đã là nghiện, thì mọi suy nghĩ đều dẫn dắt tới hành vi thõa mãn cơn nghiện đó.
Bản thân mình tự hiểu, không ai giúp cho bản thân thoát khỏi bờ vực ngoài chính họ. Bạn có thể được người khác chìa tay ra, nhưng nếu bạn không chủ động nắm lấy bàn tay đó, bạn vẫn rơi xuống vực sâu. Sức khỏe tinh thần đặc biệt quan trọng và không thua kém gì sức khỏe về mặt thể chất, thế nên, không thể coi thường những thay đổi có chiều hướng tiêu cực đến bản thân.
Nếu bản thân không tự thay đổi, đừng mong có thể giúp người khác thay đổi!
Help yourself to help the others!
Sài Gòn, ngày 23 tháng 04 năm 2021